Tập 11 'Nữ hoàng nước mắt' nhiều cảm xúc, rating bất ngờ giảm nhẹ
Kỹ thuật TAVI, hay thay van động mạch chủ qua da là kỹ thuật tiên tiến để điều trị hẹp van động mạch chủ của người bệnh. Thay van tim nhưng không gây mê toàn thân, không mở ngực, mở tim của người bệnh. Đây là thủ thuật ít xâm lấn, phù hợp cho những bệnh nhân mắc hẹp động mạch chủ nặng hoặc rất nặng, bệnh nhân tuổi cao, sức yếu, có bệnh nền.Sau phẫu thuật TAVI, bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường. Ông Trần Văn Chỉ đến thăm khám từ năm 2022 với các triệu chứng như tức ngực, khó thở, được chẩn đoán hẹp van động mạch chủ lên đến 80%, ở mức rất nặng. Ông nhập viện tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM và được điều trị bằng kỹ thuật TAVI. Sau khi xuất viện, ông Trần Văn Chỉ trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với sức khỏe ngày càng cải thiện.Dù TAVI là phương pháp ưu việt để điều trị hẹp van động mạch chủ, giải pháp này không thể áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, mỗi bệnh nhân có một đặc thù khác nhau, do đó, các bác sĩ cần có sự phối hợp để quyết định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.Collagen ‘tái sinh’ làn da cho phụ nữ U.40, chị em bổ sung sao cho hiệu quả?
Mastaba là kiểu lăng mộ tiêu chuẩn ở Ai Cập cách nay vài ngàn năm, có phần đế hình chữ nhật, mái bằng và các bức tường làm bằng đá hoặc gạch bùn.Theo Tân Hoa Xã, ngôi mộ mastaba mới tìm thấy là của một bác sĩ hoàng gia sống dưới thời trị vì của vua Pepy II (khoảng năm 2278-2184 trước Công nguyên). Đây là vị vua cuối cùng của Vương triều thứ 6 ở Cổ Vương quốc Ai Cập.Tuyên bố của Mohamed Ismail Khaled, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA), cho biết phát hiện này là sự bổ sung quan trọng vào lịch sử của khu vực vì các văn bản và hình vẽ trên tường lăng mộ hé lộ những khía cạnh mới trong cuộc sống thường ngày của Cổ Vương quốc Ai Cập.Báo cáo cho biết thêm rằng các nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng mastaba có thể đã bị cướp phá từ thời kỳ đầu, nhưng các bức tường có khắc hình và chữ vẫn được bảo quản tốt.Đoàn thám hiểm cũng tìm thấy một chiếc quách (quan tài đá). Theo tuyên bố, các dòng chữ khắc trên trần ngôi mộ và bên trong quan tài tiết lộ tên và chức danh của chủ sở hữu ngôi mộ.Saqqara là một khu nghĩa trang lớn của người Ai Cập cổ đại, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.Tháng 3.2024, CNN đưa tin, những bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống hằng ngày ở Ai Cập cổ đại được phát hiện trong một ngôi mộ có niên đại hơn 4.300 năm.Ngôi mộ, gọi là mastaba, được các nhà khảo cổ Ai Cập và Đức tìm thấy ở nghĩa địa kim tự tháp Dahshur, cách Cairo khoảng 40km về phía nam. Dahshur là cực nam của các nghĩa địa kim tự tháp vĩ đại của Cổ Vương quốc Ai Cập ở vùng lân cận cố đô Memphis. Điểm thu hút chính ở đây là 2 kim tự tháp lớn của Vua Sneferu: kim tự tháp Bent và kim tự tháp Đỏ.
Lan tỏa trên mạng xã hội: Cụ ông 90 tuổi check-in 'nóc nhà Đông Dương'
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
Tổ hợp Trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo có tổng mức đầu tư là 1.670 tỉ đồng, được triển khai đầu tư bởi Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Đây là liên doanh hợp tác giữa Vinamilk (đại diện là công ty con Vilico) và Tập đoàn đa ngành Sojitz của Nhật Bản.Đây là kết quả đầu tiên hiện thực hóa Biên bản ghi nhớ có giá trị 500 triệu USD giữa Vinamilk - Vilico - Sojitz và tỉnh Vĩnh Phúc, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản năm 2021 (tại Nhật Bản).Dự án khởi công năm 2023 và hoàn thành toàn bộ đầu tư xây dựng chỉ hơn một năm sau. Trong đó, Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất từ quý 4/2024. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là tổ hợp khép kín quy trình chăn nuôi và chế biến thịt bò cao cấp đầu tiên và có quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam.Trong chuyến thăm, Thủ tướng hoan nghênh hai doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, thách thức để hiện thực hóa biên bản ghi nhớ trong thời điểm đại dịch Covid-19, thể hiện tinh thần "đã nói là làm, đã hứa, đã làm là ra sản phẩm cụ thể". Thủ tướng cũng nhấn mạnh: "Tôi rất vui khi đây là một dự án 500 triệu đô la đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Rất khó để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do hiệu quả mang lại không như công nghiệp, nhưng có ý nghĩa riêng". Dự án cũng được đánh giá có ý nghĩa trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong việc chăm lo sức khỏe, thể chất, đời sống cho người dân Việt Nam, với việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, thực phẩm bảo đảm ngon - sạch, chăn nuôi chế biến đúng quy trình có tính khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Tổ hợp được triển khai trên tổng diện tích 75,6 ha tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), gồm 2 phân khu chính: trang trại chăn nuôi bò thịt có quy mô lên tới 10.000 con và nhà máy chế biến thịt bò với công suất lên tới 30.000 con/năm, tương đương sản lượng 10.000 tấn thịt/năm. Báo cáo với Thủ tướng, ông Mizushima Kozo, Tổng giám đốc của Sojitz Việt Nam, chia sẻ: "Dự án sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường, định hình tương lai của ngành sản xuất thịt bò, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng thịt bò tại Việt Nam". Trực tiếp thị sát các khu vực sản xuất, gặp gỡ ban giám đốc và người lao động tại nhà máy, Thủ tướng đã nghe báo cáo về công nghệ chế biến, quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn cao của thế giới. Cụ thể, dây chuyền giết mổ, chế biến tự động với công nghệ mới nhất từ châu Âu và Nhật Bản, toàn bộ quy trình được thực hiện trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tối đa.Hệ thống băng chuyền và đóng gói thông minh giảm thiểu tiếp xúc tay người, giữ nguyên nhiệt độ và độ tươi ngon của thịt. Thịt bò được xử lý và bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C trong suốt quá trình sản xuất và phân phối, giúp duy trì chất lượng, dinh dưỡng và hương vị, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường lớn như Nhật Bản, Châu Âu. Bên cạnh đó, nhà máy còn đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về sản xuất xanh, giảm phát thải hướng đến phát triển bền vững.Về tiến độ, ông Harumoto Yoichi, Tổng giám đốc Công ty JVL cho biết: "Dự án nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vinamilk, Vilico và Sojitz với tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất và quản trị vận hành". Hạng mục Trang trại chăn nuôi bò thịt cũng đã hoàn thành và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 5/2025. Với kinh nghiệm từ Vinamilk, trang trại bò thịt sẽ được vận hành theo các tiêu chuẩn cao như Global S.L.P, từ đó hoàn thiện quy trình khép kín "3 trong 1" từ chăn nuôi, sản xuất và phân phối.Đại diện Công ty JVL cho biết sắp tới, công ty sẽ giới thiệu thương hiệu "Thịt bò tươi ủ mát NIKU-ICHI" với nhiều dòng sản phẩm độc đáo, cao cấp. Bên cạnh đó, JVL cũng đã thành công đưa ra thị trường các sản phẩm chế biến như xúc xích, bò viên, các sản phẩm thịt bò tẩm ướp sẵn,… gia tăng sự tiện lợi."Các sản phẩm thịt bò tươi ủ mát của JVL đã bắt đầu gia tăng nhận diện trên thị trường, trở thành nguồn cung ứng chất lượng cho các nhà hàng và có mặt tại các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước... Trong thời gian tới, khi cả tổ hợp đi vào hoạt động, độ phủ thị trường sẽ được tăng cường mạnh mẽ" - ông Harumoto, Tổng giám đốc JVL, cho biết thêm.Với thế mạnh đến từ Vinamilk, Vilico và Sojitz, dự án được kỳ vọng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà cả hướng tới xuất khẩu thịt bò "made in Vietnam" chất lượng cao đến nhiều quốc gia.
Giải mã cơn sốt Việt kiều đồng loạt bay về Việt Nam làm đẹp
Trang Axios ngày 30.1 đưa tin rằng quan chức lãnh đạo hành chính Hạ viện Mỹ đã gửi thông báo đến các văn phòng nghị sĩ, yêu cầu không sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trong lúc ứng dụng này đang bị điều tra.DeepSeek là ứng dụng trả lời tự động (chatbot) dựa trên công nghệ AI, đã làm mưa làm gió thị trường công nghệ toàn cầu những ngày gần đây khi được cho là có năng lực tương đương những ứng dụng hàng đầu như ChatGPT hay Gemini nhưng có chi phí phát triển ít hơn nhiều và được xây dựng trên chip đời cũ.Tuy vậy, ứng dụng này cũng đang vấp phải sự dè dặt từ giới chức một số nước phương Tây về quyền riêng tư và quản lý dữ liệu.Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Garante của Ý ngày 30.1 đã chặn quyền truy cập DeepSeek nhằm bảo vệ dữ liệu người dùng và mở cuộc điều tra đối với các công ty đứng sau chatbot này, theo AP.Hai hạ nghị sĩ Mỹ John Moolenaar (đảng Cộng hòa) và Raja Krishnamoorthi (đảng Dân chủ) lãnh đạo ủy ban về cạnh tranh với Trung Quốc đang kêu gọi Tổng thống Donald Trump cân nhắc cấm xuất khẩu chip AI H20 do công ty Nvidia sản xuất mà DeepSeek đang sử dụng, cũng như các loại chip có công nghệ tương tự.Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ đang rà soát các lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ theo lệnh của Tổng thống Trump giữa những diễn biến mới liên quan các đối thủ chiến lược. Đề nghị của hai nghị sĩ là một phần của cuộc rà soát nói trên.Nvidia đã ra thông báo nói rằng các sản phẩm của công ty tuân thủ toàn bộ quy định của chính phủ và công ty sẵn sàng làm việc với nhà chức trách liên quan vấn đề AI. Tổng thống Trump được cho là đang cân nhắc cấm xuất khẩu chip H20, loại chip được Nvidia sản xuất để xuất khẩu nhằm tránh các lệnh cấm đối với các loại chip tiên tiến khác.